Thứ Năm, 30 tháng 4, 2009

hanoi

Phòng học tập hoặc xưởng làm việc
Phong Thủy Phòng học tập ở nhà có thể là nơi một hoặc nhiều thành viên trong nhà sử dụng để học tập khi còn đi học và để trau giồi học hỏi thêm cả về sau này nữa hoặc để nghiên cứu khi đeo đuổi một thú vui hay sở thích nào đó. Phòng này, nếu có thể, nên đặt ở khu vực yên tĩnh trong nhàNếu phòng học tập nằm trong khu vực của một phòng khác - như phòng ngủ, phòng khách hoặc thậm chí phòng bếp - cần phải bảo đảm sao cho các sinh hoạt của hai phòng hoàn toàn tách biệt hẳn nhau bằng cách dùng vách ngăn hoặc màn che để phân cách chẳng hạn. Thật chẳng phải là ý hay khi dùng phòng ngủ làm phòng học tập vì như vậy phòng ngủ không còn là nơi để thư giãn, nghỉ ngơi nữa.

Vị trí của bàn làm việc

Vị trí đặt bàn làm việc rất quan trọng nếu bạn muốn đạt được thành quả tối đa từ việc học tâp, nghiên cứu và nên tránh đặt bàn ở những nơi có khí bị tổn hại.

Cảnh trí nhìn từ cửa sổ của phòng học tập nên thú vị nhưng cũng không quá cuốn hút để làm xao lãng công việc. Một cảnh nhìn từ hồ bơi của nhà lân cận và khu vực nấu ăn ngoài trời sẽ không thúc đẩy sự làm việc của bạn. Ngồi đối diện với cửa sổ của nhà kế bên cũng không nên vì khiến cho bạn mất thoải mái.

Nhìn thấy đường dây điện thoại hoặc các góc mái nhà hướng vào văn phòng của bạn cũng làm cho bạn có cảm giác tương tự. Nếu cảnh bên ngoài làm bạn xao lãng, nên dùng rèm mỏng để che cửa sổ lại để có thể tiếp nhận ánh sáng từ ngoài vào và cũng giúp bạn không bị cảnh sắc bên ngoài làm phân tâm.

Có thể đặt chậu cảnh đặt ở bệ cửa sổ thay cho rèm cửa. Để tránh mệt mỏi, phòng học tập nên được cung cấp đủ khí trời.
Khi phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ liền, bạn nên chú ý đến điều kiện làm việc và chọn đồ đạc có kích cỡ phù hợp với vóc dáng của bạn để nâng cao hiệu quả đồng thời tránh những căn bệnh nghề nghiệp.

Ghế nên đặt vừa với bàn và chỗ ngồi nên có chiều cao thích ứng để viết và gõ bàn phím nếu bạn làm việc trên máy tính. Màn hình phải được đặt đủ xa để tránh các tia phóng xạ phát ra từ đó. Nếu có điều kiện, bạn nên dùng máy tính xách tay. Các đường dây nối vào máy tính có thể gây nguy hiểm và làm khó chịu, cần sắp xếp và cột chúng lại cho gọn.

Ngăn nắp trong phòng học tập

Việc học tập càng được sắp xếp hợp lý chừng nào thì hiệu quả càng cao chừng ấy và chúng ta nên thu xếp để vật gì cũng có chỗ riêng của chúng. Các loại tủ, kệ sẽ là nơi để cất giữ sách và các vật dụng xa khỏi bàn làm việc. Các hồ sơ và các hộp đựng hồ sơ được phân biệt qua màu sắc dùng để lưu giữ thông tin và để tránh tình trạng giấy tờ chất cao như núi trên bàn làm việc và sàn nhà.

Các bút dạ quang và giấy ghi chú dán keo có màu được dùng để tránh những chồng sách và báo mở ra chất đống ngổn ngang trên mặt bàn. Nhưng các mục đã được đánh dấu rồi thì nên đọc trong ngày một ngày hai chứ không thì các miếng giấy dán đó trở thành lời nhắc nhở thường xuyên về những việc còn dở dang chưa làm xong.

Báo chí có thể xếp chồng lên nhau. Bạn nên tìm cách đọc chúng ngay và vất bỏ sọt rác liền nếu chúng không chứa đựng thông tin thú vị nào. Nếu cần phải lưu giữ chúng, bạn nên viết lại trên một tấm cạc nhỏ được đánh số thứ tự tên tờ báo, ngày tháng phát hành, tựa bài báo và số trang, điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm thấy chúng mỗi lần muốn tra cứu.

Một khi có phần việc nào đó bạn làm hoàn tất và đã được “nghiệm thu” và rất có thể là không phải quay lại với chúng nữa, lúc ấy bạn nên xét xem những giấy tờ liên quan đến công việc ấy có cần thiết phải lưu lại không; nếu không cần thiết, bạn hãy sao lưu toàn bộ công việc ấy vào thiết bị lưu trữ dùng cho máy tính (như đĩa mềm, đĩa CD…) để tiết kiệm không gian làm việc. Xóa bỏ công việc trong quá khứ ra khỏi đĩa cứng máy tính để có thêm chỗ chứa và để cải thiện hiệu năng.
Theo Nghệ thuật bài trí nhà cửa theo khoa học Phương đông

Tránh trực xung khi mở cửa nhà
Cấm Kỵ và Hoá Giải Nguyên lý âm dương thể hiện trong không gian sống tùy theo các quan hệ trong - ngoài, trên - dưới, trước - sau… của ngôi nhà. Ví dụ, cùng một mặt trước nhà phố, nếu mở cửa suốt các lầu giống hệt nhau thì sẽ thiếu hài hòa âm dương, vì càng lên cao nắng gió ra - vào nhà sẽ khác so với các tầng dưới thấp bị che khuất bởi cây xanh hay công trình lân cận. Do đó, cần phải căn cứ theo thực tế không gian để phân bố cửa.


Những cửa đi trong nhà không nên thẳng nhau.
Những không gian cần tĩnh lặng, thư giãn như phòng ngủ, phòng làm việc thì khi mở cửa phải chú ý tránh vùng dương tác động trực tiếp vào người sử dụng. Vùng dương là vùng di chuyển thường xuyên, nên mở nhiều cửa tức là tăng nhiều lối đi lại, khó bố trí nội thất. Những không gian chuyển tiếp như đầu cầu thang, lối vào phòng, hành lang… thì không nên mở cửa nhiều hoặc quá rộng vì sẽ gây ra hút gió, thiếu an ninh.

Có thể dùng những khung cửa có cánh cố định hoặc lật nghiêng, dùng gạch kính để vẫn đảm bảo cân bằng âm dương trong – ngoài. Cửa thông thoáng trong phòng vệ sinh cũng vậy, không cần làm quá rộng hoặc cao vì sẽ khó khăn khi đóng mở, gió hút mạnh. Có thể sử dụng cửa chớp lật nghiêng kết hợp với giếng trời có cửa trên cao (thiên song) là phù hợp điều kiện với nhà ống phố thị hiện nay.

Khi nhà có từ ba bộ cửa trở lên liên tiếp thẳng hàng nhau thì sẽ hình thành một ống hút khí theo chiều dọc, gió lùa bụi bặm và tầm nhìn từ ngoài xuyên suốt vào trong, vừa mất cân bằng âm dương (vì vùng di chuyển dương nằm về một phía trong khi vùng còn lại thuần âm) vừa gây đơn điệu cho các không gian trong nhà ở vốn không hề giống nhau.

Nếu nhà có sân rộng thì cổng ngoài và cửa chính tránh đồng trục thẳng hàng với nhau, mà nên bố trí lệch nhau. Hoặc nếu không thể thay đổi thì nên đặt chậu cây, tạo lối đi uốn lượn để giảm luồng khí xông thẳng (trực xung).

Cửa ra ban công nên mở ở dưới chân giường.
Việc hai nhà mở cửa đối diện nhau (đối môn) cũng là một dạng gây ra hút gió và thiếu sự riêng tư. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong (bằng gỗ, tủ kệ hay thậm chí là chậu cây) làm giải pháp che chắn hữu hiệu. Việc sử dụng mảng lớn kính thuỷ hay gương bát quái gắn lên đầu cửa, lên tường ngoài nhà như một số người cho rằng để “phản khí” là điều cần xem xét lại, vì gương có thể gây ra phản quang chói mắt và mang nhiều tính đối chọi. Dùng cây xanh, tạo khoảng lùi hợp lý, có mái hiên che chắn… vẫn là các biện pháp hợp lý hơn cả để giảm trực xung đối môn.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Thêm “ một bí quyết” để tăng vận đào hoa cho nam và nữ !! Đa số các bạn đã đọc bài “ Bình hoa gây ngoại tình trong hôn nhân “, đều đã biết tất cả các phương vị để tăng vận đào hoa theo từng hướng nhà và theo từng tuổi.Thế nhưng các bạn vẫn chưa thỏa mãn, nên đã xin tư vấn online về việc “ có phương pháp phong thủy nào nửa để tăng vận đào hoa cho tình duyên…” với các bạn muộn vợ, muộn chồng…Để đáp ứng nguyện vọng thiết tha của các bạn muộn vợ, muộn chồng, và đây cũng là nguyện vọng rất chính đáng mà các bạn đang lo lắng và cha mẹ buồn phiền khi thấy con mình sao vẫn phòng không gối chiếc, mà tuổi mãi tăng dần, mặc dầu nhan sắc con mình không đến nỗi nào !…


Thật ra vẫn còn một trường phái khác, mà các đại sư phong thủy đã dày công nghiên cứu ra “ bí quyết “ để tăng vận đào hoa cho các bạn muộn vợ, muộn chồng.

Sau đây là “ bí quyết “để tăng vận đào hoa:
1- Xác định vị thứ của người nam hoặc nữ trong gia đình:



-Trong gia đình, cha mẹ bạn có bao nhiêu người con, trong đó có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ ? Ví dụ: Có 9 người con,trong đó có 4 nam, 5 nữ.Trong 4 nam đó bạn là người nam thứ nhất hay người nam thứ nhì, thứ ba, thứ tư ? Hoặc trong 5 nữ đó, bạn là người nữ thứ nhất, hay người nữ thứ nhì, thứ ba, thứ tư, thứ năm ?


2-Xác định vị trí chủ về vận đào hoa:

- Phong thủy lấy phòng khách nhìn ra trước cửa, bên trái là phương Thanh long, chủ về nam giới, bên phải là phương Bạch hổ, chủ về nữ giới.Nam giới muốn tăng vận đào hoa thì đặt một bình hoa ở phương Bạch hổ.

-Nếu là con trai cả, con trai thứ tư, con trai thứ bảy trong nhà, thì đặt trong phạm vi 1/3 phía trước ( ví dụ bờ tường bên tay phải “ phương Bạch hổ “ phòng khách của bạn dài 6 mét, thì chia ra làm 3 phần: Phần trước: 2 mét, phần giữa: 2 mét, phần sau cùng: 2 mét ).

- Nếu là con trai thứ hai, con trai thứ năm, con trai thứ tám trong nhà, thì đặt ở giữa. - Nếu là con trai thứ ba, con trai thứ sáu, con trai thứ chín trong nhà, thì đặt ở phía sau. - Về phía nữ thì đặt một bình hoa ở phương Thanh long:

- Nếu bạn là con gái cả, con gái thứ tư, con gái thứ bảy trong nhà, thì đặt trong phạm vi 1/3 phía trước.

- Nếu bạn là con gái thứ hai, con gái thứ năm, con gái thứ tám trong nhà, thì đặt ở giữa.

- Nếu bạn là con gái thứ ba, con gái thứ sáu, con gái thứ chín trong nhà, thì đặt ở phía sau.

-Các bạn nên đặt một bình hoa không quá nhiều nước tại đó.

Sau đây là sơ đồ để các bạn tiện theo dõi cho dể hiểu:



T.long B.hổ



1 1
4 4
7 7
2 2
5 5
8 8
3 3
6 6
9 9



Theo sơ đồ trên,nếu bạn là con trai thư hai trong nhà (lấy vị thứ theo tổng số nam trong nhà),thì bạn đặt bình hoa vào vị trí số 2 ở phương vị Bạch hổ, tức là bờ tường bên phải của phòng khách theo sơ đồ.

Nếu bạn là con gái thứ ba trong nhà (lấy vị thứ theo tổng số nữ trong nhà), thì bạn đặt bình hoa vào vị trí số 3 ở phương vị Thanh long, tức là bờ tường bên trái của phòng khách theo đồ.



Táng thi là một cuốn sách trình bày những điều kiêng kỵ khi mai táng thời Tấn.
Người dân thời đó tin rằng: Chuyện họa phúc, sang hèn, giàu nghèo của mỗi người được quyết định bởi phong thủy nhà ở, phần mộ tổ tiên tốt hay xấu.



Sách thời đó giải thích rất rõ từ “phong thủy”: “táng (chôn cất) là nhận sinh khí, phàm là khí âm dương, thở thì thành gió, bay lên thành mây, rơi xuống thành mưa, lưu hành trong đất thành sinh khí, sinh khí chuyển động trong lòng đất mà sinh ra vạn vật, con người ta được cha mẹ cho thể xác, hình hài được khí, di thể (xác chết) được ấm (phúc ấm).

Do vậy, sống là sự ngưng tụ của khí, kết thành xương cốt, khi chết chỉ còn lại xương, do vậy táng là phản khí nội cốt để sinh phúc ấm. Người ta tin rằng khí cảm ứng quỷ mà phúc cho người, vì thế núi ở phía tây lở, thì linh ứng núi ở phía đông. Khí vận hành trong đất, theo địa thế mà vận hành, địa thế mà dừng thì khí tụ lại. Núi non là xương, gò đống là chi (nhánh), khí theo đó mà vận hành. Khí gặp gió tất tản mát, gặp nước chặn lại ắt dừng, người xưa làm cho khí tụ lại mà không tản đi, khiến vận hành mà có lúc dừng lại.

Theo phong thủy, đắc thủy là tốt nhất, tàng phong là thứ hai… nông hay sâu để nhận được (sinh khí), là tự thành phong thủy. Đất là mẹ của khí. Có đất tất có khí. Khí là mẹ của nước. Có khí tất có nước, do đó, nơi khô ráo thì nên táng nông, nơi bằng phẳng thì nên táng sâu.
Ngoài ra, có năm dạng sơn (núi) không thể táng.
Khí sinh nhưng núi trọc.
Khí đến theo hình nhưng núi đứt đoạn.
Khí vận hành theo đất nhưng núi là núi đá.
Khí đã dừng theo thế nhưng núi vẫn vượt qua.
Khí long hội nhưng gặp độc sơn (núi đứng một mình).
Như vậy có nghĩa các dạng núi: trọc, đứt, đá, quá, độc đều không được táng, nếu không, sẽ “sinh tân hung, tiêu kỷ phúc” (sinh điều dữ, mất phúc vốn có).
Huyệt có 6 điều dữ:
Âm dương không khớp.
Phạm giờ phạm năm.
Lực nhỏ tham vọng lớn.
Chỉ dựa vào phúc lực.
Nịnh trên đe dưới.
Ứng biến quái kiến.
Vì thế khi mai táng, phải chú ý Thanh long bên trái, Bạch hổ bên phải, Chu tước đằng trước, Huyền vũ đằng sau. Huyền vũ cuối đầu, Chu tước dang cánh, Thanh long uốn khúc, Bạch Hổ quy thuận. Hình thế mà ngược lại như trên sẽ bị tan vỡ, chết chóc.
Vì vậy người ta quan niệm hổ ngồi là “hàm thi” (ngậm xác chết), rồng nằm “kỵ chủ” (căm ghét chủ), Huyền vũ không cúi đầu thì chỉ là một cái xác khổng lồ, Chu tước không lượn thì bay mất đi. Dùng thổ khuê (thước đo đất) đo phương vị, dùng ngọc xích đo dài ngắn, lấy hai chi là long, hổ lấy vết tích của đến và dừng lại ở đồi, gò, nếu như hình khủy tay thì gọi là hoàn bao (ôm lấy). Lấy nước làm Chu tước, thì sự suy thịnh ứng với hình thế, nước chảy xiết thì rất kỵ, gọi đó là bi khấp (đau buồn chảy nước mắt).
Kiêng kỵ về địa hình thời Ngụy Tấn (Trung Quốc)
Người thời Ngụy Tấn có một số kiêng kỵ khi chọn địa hình như sau:
Nước chảy đến mà xông thẳng tới như tên bắn, chảy xiết réo ào ào, hoặc nhảy dựng lên như cánh cung bị lật, thì đều không tốt.
Nếu nước không có tình, chảy đến mà không nhập đường, thì có nước cũng như không.
Nếu nhìn bằng mất không thấy nước, nhưng giẫm lên thì ướt đế giày, hoặc đào hồ thì có nước chảy ra, nhưng đến thu, đông thì khô hạn, như vậy là mạch yếu tản mát, không tốt.
Nếu nước có mùi khai thối như nước tiểu bò lợn thì xấu nhất.
Nếu nước bùn, gặp mưa thì nổi lên, trời lạnh thì khô kiệt, như vậy là địa mạch rò rỉ, cũng không tốt.
Nước xú uế, đàn bà băng lậu, đàn ông bị trĩ, nhà cửa sa sút.
Phản thủy: nước dội ngược lại chỗ đầu rồng nhà tan cửa nát, người ly tán.
Ngược lại, nước lành là nguồn nước vươn xa thì long khí vượng phát phúc lâu dài. Nguồn nước ngắn thì phúc ngắn. Nước phải nhập dương, lại có nơi đón nhận phía dưới, hoặc thủy phong phù trợ ngầm, đều có nước lành.
Nước chảy đến, dù quanh co uốn khúc, dù chảy ngang rồi quanh lại, dù chảy đi nhưng phải tỏ ra vương vấn, quạy lại và có vẻ dừng.
Nếu là nước biển thỉ sóng triều phải cao và sóng bạc đầu (có màu trắng) là cát (tốt lành).
Nếu là sông thì nước quanh co uốn lượn là cát.
Nếu là suối, êm đềm phẳng lặng.
Nếu là hồ đầm, mặt hồ phẳng như gương thì tốt.
Nếu là ao thì giữ được nguyên trạng (như vốn có) thì tốt.
Nếu là giếng trời, thì sâu và không khi nào cạn là tốt.
Con người không được tùy tiện san lấp ao bờ, cũng không được đào hồ khơi rãnh, vì làm như vậy sẽ tổn thương địa mạch, địa mạch mà bị thương thì nước không thể lành.
Ngoài ra, người ta còn cho rằng: Can thủy tán khí: can thủy (đông chính) nhưng chảy nghiêng, có vẻ gấp khúc mà không gấp khúc, ốm mà không ốm, lại không có chi nhánh để làm nổi khí, thì không bao giờ kết huyệt.
Chỉ thủy giao giới: trên dưới trái phải đều có dòng nước chảy đều, bên trái và bên phải đều hướng về, thì kết huyệt ở giữa, hưởng phúc cực lớn.
Can thủy thành hoàn: Dòng nước cực lớn, như thân của cây, thủy thanh ôm quanh, có kết huyệt.
Khúc thủy triều đường: Nước chảy quanh co mà tới, ôm lượn rồi đi, có thể kết huyệt.
Chỉ can: Nước lớn, mênh mông, tác huyệt ở chi can sẽ làm đến Tam công.
Đậu bao: Bờ phải có ao hình cái túi, phú quý không bao giờ dứt.
Phi long: Rồng bay, con cháu nhiều may mắn.
Nhị long: Hai rồng gặp nhau thì gọi là thư hùng (đực cái) phú quý, làm đến Tam công.
Kiêng kỵ về núi xung quanh huyệt
Theo quan niệm của người Trung Quốc, núi xung quanh huyệt phải tránh những điểm sau:
+ Núi gầy: Người đói
+ Núi lở: Người có chuyện bi thương
+ Núi quay đi: Người ly tán.
+ Núi co lại: Người thấp hèn.
+ Núi âm u: Người mê muội.
+ Núi nghịch: người hết hơi
Sách “Bác Sơn chiên” cho rằng: “Sa núi quanh huyệt của thủy khẩu cực kỳ lợi hại, giao thoa chặt chẽ, lòng thần mới tụ. Tẩu thế thuận mà bay đi, thì chân long tất cũng đi. sa có ba loại: đầy đặn, tròn, nghiêm chỉnh, là phú cục; thanh tú, nhọn, đẹp là quý cục, nghiêng, sưng bủng là tàn cục. Sa nào cũng có sát. Sa nhọn như mũi tên, sa vỡ tới đỉnh, sa ló đầu ra, sa quay mình về hướng ngược lại, sa vươn theo nước, sa từ cao đè xuống huyệt, đều là hung tướng (tướng dữ). Lại có tương quan, phá toái (vỡ nát), trực cường (thẳng cứng), hiệp bức (kiềm cặp), đê hiểm thụt xuống) tà loạn (nghiêng ngả lung tung), thô dại (thô, sù sì), sấu nhược (già yếu), đoản túc (co quắp), ngang đầu (ngẩng lên), bối diện (mặt trái), đoạn yêu (gãy lưng) đều là sa gây họa”. Tất cả những sa không thuận mắt đều là “hung” (xấu, dữ), “họa” (gây tai họa). Không được lấy huyệt khi gặp những sa nêu trên.
Nếu đất huyệt mà bốn bên đều có sa phú quý thì chủ cát (tốt lành). Sự sắp xếp của sa phải có tầng lớp, có thứ tự trước sau, đồng loạt nghiêng vào trong, như là có tình ý. Chân sa mà có nước chảy róc rách, lượn lờ uốn quanh, thì đó là sa tốt.
Ngoài ra, phải chú ý:
Khí không thuận hòa, sơn không có cây cối, không thể cắm huyệt.
Nếu như có văn lạ trong tầng đất thì có thể cắm.
Khí chưa dừng, sơn vẫn đi, thì không thể cắm. Hoặc yêu kế, hoặc hoành long, theo phép có thể cắm.
Khí chưa hội tụ mà sơn cô độc (chỉ có một mình) thì không thể cắm trừ phi được bình dương cục bảo vệ, theo phép có thể cắm.
Khí không đến, mạch đứt lại nối, không thể cắm.
Tự nhiên mà đứt, đứt rồi lại đứt, theo phép có thể cắm.
Khí không vận hành, đá chồng chất, không thể cắm.
Nói như trên có nghĩa là, sơn mà không tụ khí thì không thể điểm huyệt (cắm huyệt).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét